1. CHÙA LẦU
Chùa Phước Lâm Tự hay có tên gọi khác là Chùa Lầu, tọa lạc tại khóm Xuân Phú, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, An Giang. Ngôi chùa được hoàn thành vào năm 2018, nơi đây được mệnh danh là “tiểu Nhật Bản giữa lòng An Giang”.
Theo sư trụ trì Chùa Lầu, ngôi chùa này có tuổi đời hơn 130 năm. Năm 2009, chùa được xây mới với kinh phí do các phật tử đóng góp. Ngôi chùa không chỉ có không gian cảnh sắc thanh tịnh mà còn hấp dẫn du khách bởi kiến trúc độc đáo và nhiều góc “sống ảo” chất lượng.Từ TP Châu Đốc bạn di chuyển đến chợ Nhà Bàng, rồi đi về hướng Tịnh Biên theo QL91, chạy thẳng qua Chùa Bánh Xèo (Thiền Viện Đông Lai) khoảng 2km rồi nhìn bên tay phải sẽ có hẻm chỉ đường vào Chùa Lầu.
Tu viện Khánh An: Tọa lạc tại số 1055/3D QL1, phường An Phú Đông, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, gần ngã tư quốc lộ 1A – đường An Phú Đông 12 – đường Võ Thị Thừa. Tu viện Khánh An được dân tình thường gọi là “tiểu Tokyo”. Đây là một công trình Phật giáo theo trường phái Bắc Tông. Tu viện Khánh An nổi bật với những mái ngói nâu trầm, cột đèn lục giác và chuông gió treo ở khắp nơi. Ngoài ra, không gian xanh làm cho cảnh sắc chùa thêm trong lành và thanh tịnh.Ban đầu là ngôi chùa nhỏ do Tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905. Thời điểm ấy, một gia đình giàu có trong vùng đã hiến cho sư thầy 6 hecta đất để làm chùa. Chùa Khánh An khi ấy nhỏ nằm giữa hai làng An Lộc Đông và Hanh Phú (sau này là An Phú Đông) từng là nơi tập hợp nhiều chiến sĩ yêu nước tham gia chống Pháp.Chùa nhiều lần bị thực dân Pháp đốt phá. Sau những lần bị phá, dấu tích chùa có khi chỉ là am nhỏ dựng bằng tre nứa hoặc bằng gạch vữa sơ sài. Đến năm 2006, chùa được trùng tu lớn, gần như xây dựng mới và hoàn thiện như hiện tại vào năm 2016, đổi tên thành tu viện Khánh An. Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông,
3. CHÙA MINH THÀNH
Tọa lạc tại 14 A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, cách trung tâm thành phố 2 km về hướng Tây Nam, với diện tích khoảng 20.000m2 toạ lạc trên một ngọn đồi thoai thoải trong lòng phố núi sương mờ ảo, chùa Minh Thành nổi bật với quần thể kiến trúc độc đáo có vẻ đẹp huyền ảo và cổ kính hút hồn biết bao du khách.
Được xây dựng vào vào 1964 bởi hòa thượng Thích Giác Đạo, trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử khiến nhiều phần bị hư hại, đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quá trình trùng tu và tôn tạo kéo dài hơn 10 năm, chùa Minh Thành như được khoác lên chiếc áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp phương Đông đặc trưng độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan.Những công trình kiến trúc độc đáo và uy nghi của chùa Minh Thành như: chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ mu (loại gỗ nổi tiếng trong các cánh rừng ở Tây Nguyên). Đặc biệt, bộ cửa chùa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm nổi bốn vị Tứ Đại Thiên Vương rất tinh xảo. Với chiều cao 6m, bề dày 4 tấc, đây được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.
4. CHÙA SẮC TỨ KHẢI ĐOAN
Tọa lạc tại số 117 đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, ngôi chùa mang tên Sắc Tứ Khải Đoan hay còn được gọi với cái tên thân thuộc là chùa Lớn hay chùa Tỉnh. Chùa được xây dựng từ năm 1951 dưới sự chỉ đạo của Đoan Huy hoàng thái hậu – mẹ vua Bảo Đại, Nam Phương Hoàng Hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công cùng một số Phật tử phát tâm cống hiến. Ngôi chùa cũng vì thế mang tên Khải Đoan, là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.Quá trình xây dựng chùa Sắc Tứ Khải Đoan vô cùng công phu, tỉ mỉ trên khu đất rộng gần 7 mẫu 8 sào 28m2, từ trụ trì đầu tiên, cho đến phần hậu tổ, nhà giảng và chính điện. Đây cũng chính là ngôi chùa lớn nhất và cuối cùng tại Việt Nam được phong sắc tứ của chế độ phong kiến.Chùa có kiến trúc kiểu chữ Tam, trước cổng là Tam quan, giữa là Chính điện, sau là nhà hậu tổ . Mái chùa cong cong, mang dáng dấp một mái nhà rông, nhưng lại uyển chuyển mềm mại với những đôi giao long quyện mây lướt gió. Đặc biệt nhất phải kể đến chiếc chuông đồng cao 1,15m, chu vi đáy 2,7m, nặng 380kg được đúc tháng 01-1954, biểu tượng của Sắc Tứ Khải Đoan tự.
5. CHÙA CẦU
Với người dân phố Hội An, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Toàn bộ chùa và cầu đều làm bằng gỗ, được sơn son và trạm trổ nhiều hoạ tiết tinh xảo trong kiến trúc Việt – điển hình là rồng, đồng thời điểm xuyết đôi chút phong cách Nhật Bản.
Chiếc cầu này được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên người dân nơi đây vẫn thường gọi là cầu Nhật Bản. Theo truyền thuyết, ngôi chùa được xem như một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía bắc, nhô ra giữa cầu nên từ đó người dân địa phương gọi là chùa Cầu. Đây là công trình kiến trúc duy nhất được coi là có gốc tích Nhật Bản còn lại.Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là trong chùa không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui và hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm mong cầu mọi điều tốt đẹp.
Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Cùng với chức năng điều tiết giao thông, thuận tiện cho việc đi lại của người dân trong khu phố cổ, chùa Cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất sáu lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó.
6. CHÙA LINH QUY PHÁP ẤN
Chùa Linh Quy Pháp Ấn tọa lạc tại đồi 45, thôn 4, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc khoảng 23 km về phía Nam. Nằm ngoài vùng ngoại ô thành phố Đà Lạt cách thành phố khoảng 113 km về phía quốc lộ 20.
Điểm nhấn của chùa Linh Quy Pháp Ấn là cánh cổng Thần Đạo độc đáo. Có thể nói từ cánh cổng mở ra mọi khung cảnh góc nhìn thiên nhiên đặc trưng của Bảo Lộc. Có tất cả 3 cổng được bố trí xung quanh sân đá vuông có lan can. Khoảng sân này cũng là nơi diễn ra các nghi lễ trang nghiêm đầy linh thiêng.
Chùa Linh Quy pháp ấn lá bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Mà không một nơi nào có thể sánh bằng nơi đây. Ngôi chùa mây mắn được tọa lạc trên một ngọn đồi cao. Bao quanh tất cả ngôi chùa là những đồi chè xanh ngát và rừng cây.Hướng dẫn di chuyển: Từ chợ Đà Lạt chúng ta sẽ xuất phát theo lộ trình từ Đà Lạt đi Bảo Lộc. Khi qua hết đèo Pren chúng ta sẽ đi theo quốc lộ 20 sau đó đến địa phận Bảo Lộc. Tiếp theo sẽ chuyển hướng sang quốc lộ 55 sang chợ Lộc Thành. Đi một mạch qua cầu Đa Trăng. Đi tiếp sẽ thấy ngã 3 rẽ phải thấy chùa Niếp Bàn đi tiếp thấy ngã 4 thì rẽ phải. Sau khi rẽ phải đi thẳng và rẽ trái theo hướng thôn văn hoá xã Lộc Thành gần 2km nữa. Chú ý nhìn bên tay trái bạn sẽ thấy một Hẻm nhỏ kèm bảng chỉ dẫn. Khi tới đây thì bạn không thể đi vào bằng ô tô được mà phải đi xe ôm (với giá 20.000 VNĐ/người). Nếu bạn tự đi xe ga và tay lái yếu thì nên đi chậm. Vì đường nhỏ và có một số đoạn cua gấp.Hoặc du khách có thể chọn lựa phương án đi bộ lên linh quy pháp ấn.
(Nguồn: Tổng Hợp)