LĂNG MỘ BỊ LÃNG QUÊN CỦA THÂN SINH NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU

Là một quần thể kiến trúc độc đáo, tọa lạc trên ngọn đồi giữa rừng thông, nhưng cụm lăng mộ vợ chồng Quận công Nguyễn Hữu Hào (thân phụ của Nam Phương Hoàng hậu) vẫn chưa được công nhận, xếp hạng là công trình di tích lịch sử và đưa vào khai thác du lịch.

Ông Nguyễn Hữu Hào, cha của Nam Phương hoàng hậu, là một đại điền chủ giàu có, quê ở Tiền Giang. Sau khi lấy vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương đưa bố mẹ lên Đà Lạt sinh sống cho đến ngày tạ thế. Năm 1937, bà xây lăng mộ cho cha trên một ngọn đồi ở Đà Lạt.

Khu lăng mộ được xây dựng với vật liệu chính bằng đá. Lăng xây theo lối truyền thống của người Việt, bốn bề tĩnh mịch giữa những hàng thông xanh cao vút.

Sinh thời, ông Nguyễn Hữu Hào vốn yêu vùng đất cao nguyên. Gia đình ông khai hóa các mảnh đất ở đây, xây dựng hoặc mua lại nhiều biệt thự. Dù quê Nam bộ, ông Hào có nguyện vọng sau khi qua đời sẽ được chôn cất tại Đà Lạt.

Năm Kỷ Mão (13/9/1939), Nguyễn Hữu Hào trút hơi thở cuối cùng tại Đà Lạt. Theo nguyện vọng lúc sinh thời của cha mình, Nam Phương Hoàng hậu cùng Vua Bảo Đại đã ra sức tìm kiếm vị trí đắc địa để an táng ông. Địa điểm cuối cùng được chọn là vị trí lăng mộ ngày nay. Sau 4 năm xây dựng, lễ quy lăng diễn ra ngày 10 tháng 9 năm 1941

Cổng vào lăng đặt dưới chân đồi, nằm ngay ngã ba Hoàng Văn Thụ – Vạn Thành theo hướng đi thác Cam Ly. Cổng gồm bốn trụ thẳng đứng, trên đỉnh trang trí hình hoa sen và chó ngao. Các trụ được khắc hai cặp câu đối do Nam Phương Hoàng hậu đề tự.

Đường lên lăng gọi là nhất chính đạo (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách chục bậc sẽ có một chiếu nghỉ. Ở bậc thang cuối cùng là tượng hai con sư tử đá trấn giữ trước khu vực nhà mồ, có nhiệm vụ hóa giải tà khí, thu hút tài lộc.

Theo quan niệm của người Việt, linh vật sư tử là biểu tượng thể hiện sức mạnh, lòng dũng cảm, sự kiên cường và lạc quan trong cuộc sống. Khi thờ sư tử đá nhất định phải thờ 1 cặp: 1 đực, 1 cái.

Bên trong lăng là hai ngôi mộ của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Hào được song táng theo quan niệm “Càn Khôn hiệp đức”. Bên trái là mộ phần Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào, bên phải là mộ phần phu nhân Lê Thị Bính. Ở giữa có một bệ thờ làm bằng đá xanh nguyên khối đặt chính giữa. Nền, trần, tường, bia mộ, hương án… đều được làm bằng đá xanh.

Hai ngôi mộ được tạc bằng đá xanh với nhiều hoa văn tinh xảo thể hiện sự quyền uy, giàu có. Mộ cao khoảng 30 cm so với mặt nền, rộng khoảng 150 cm, dài khoảng gần 300 cm, ở giữa chạm khắc hình tượng thập giá của đạo Thiên Chúa.

Phía sau mộ là một nhà bia nhỏ, dựng bằng đá xanh. Bài minh trên bia do chính hoàng hậu Nam Phương lập năm 1939. Theo tìm hiểu, bia có chiều cao 2,45m, chiều rộng 1,43m, trán bia dày 26cm, thân bia dày 20cm, trên văn bia có tất cả 215 chữ.

Trước lăng mộ là sân tế rộng, có lan can bao quanh.

Phần mái lăng mộ đúc bê tông cốt thép, hình tán xòe rộng. Trần kiểu dàn hoa, mái được lợp bằng ngói hoàng lưu ly. Phía trên đỉnh là hình ảnh cây thánh giá.

Hoa văn quanh nhà mồ được trang trí tinh xảo.

Sau gần 80 năm tồn tại, các công trình ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn, đậm nét cổ kính giữa núi rừng.

Dù vậy, khu lăng mộ ít được du khách biết đến, một số hạng mục có dấu hiệu xuống cấp, rêu bám xanh trên đá, cây dại phủ kín…

Một khu vực trong khu lăng mộ được sử dụng làm nơi ở. Một người tự nhận là bảo vệ khu lăng mộ này cho biết, ông hằng ngày xin tiền du khách đến tham quan để sắp xếp hương khói, đèn nến thờ tự Quận công Nguyễn Hữu Hào.

(Nguồn: tổng hợp)

Lý do chọn Du Lịch Đại Lục?

  • Đảm bảo giá cả hợp lý nhất
  • Chăm sóc khách hàng tận tâm
  • Các tour được lựa chọn kỹ càng
  • Bảo hiểm du lịch miễn phí

Bạn có thắc mắc?

Đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi.

0936420418 hoặc Email cho chúng tôi, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay với bạn.

sales@vietnamcontinental.com.vn

Bài viết nổi bật

Có thể bạn quan tâm