Với sự hoang sơ và bí ẩn vốn có, những thác nước hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên trở thành địa điểm được các tín đồ xê dịch yêu thích.
1. THÁC LIÊNG NUNG
Thác Liêng Nung hay còn gọi là Thác Diệu Thanh nằm ẩn mình giữa thung lũng núi rừng hoang sơ, trên địa bàn bon N’riêng, xã Đăk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đăk Nông). Bao năm qua được đồng bào Mơ Nông, Mạ buôn N’Jiêng, xã Đắk Nia coi như một biểu tượng tình yêu bất diệt, đau thương của chàng K’Ẹ và nàng H’ Dệt.
Thác Liêng Nung gồm ba cụm, cụm thác chính lớn nhất cao khoảng 30m, đổ xuống suối Đăk Nia bên dưới. Nhìn từ xa, con thác hiện ra đầy ấn tượng với hình dáng của một dải lụa trắng vắt dọc trên vách đá cheo leo. Thác đổ qua trần hang là những khối đá lục giác xếp liền kề nhau như một tổ ong đặc khổng lồ, trong hang thảm thực vật xanh mướt.Điểm độc đáo nhất của thác này là cấu trúc địa chất đá xếp, hình thành bởi nham thạch núi lửa phun trào tiếp xúc với nước. Dòng thác đổ xuống từ vách đá cao, với một hõm sâu được thiên nhiên ưu ái điêu khắc thành từng khối đá độc đáo, xen lẫn với màu xanh của rêu phong.
Thác Liêng Nung cách Gia Nghĩa 10 KM theo đường đi Tà Đùng. Nếu bạn đi Từ Sài Gòn thì đi theo đường tránh Gia Ngĩa sẽ vắng và nhanh hơn. Chú ý đường rẽ vào thác là đường nhỏ, rất dễ bỏ qua. Nên đi theo Google Map.Trước khi vào thác bạn gặp nhà Trưng Bày Cồng Chiêng, bạn có thể vào thăm trước khi xuống thác. Thác thu phí vệ sinh 20.000đ/người nhé.
2. THÁC ĐRAY NUR
Thác Dray Nur ở làng Kuop cách thành phố Buôn Ma Thuot khoảng 25 km về phía nam. Thác nước dài 250m và trải rộng khoảng 150 mét nối liền giữa hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk, cao 30m nằm trong 3 cụm thác Gia Long – Đray Nur – Dray Sáp của sông Serepôk. Nhiều người cứ nghĩ Thác Dray Nur là một phần của thác Dray Sáp, nhưng trên thực tế hai tháp này hoàn toàn tách biệt. Lý do là dòng sông Sê Rê Pok chia làm hai nhánh đổ xuống thành 2 dòng thác và lại nhập về chung một dòng ở phía dưới. Chính vì vậy chỉ cách nhau một đoạn cầu treo bắc ngang qua sông Serepok là bạn đã có thể tham quan được hai thác cùng một chuyến đi rồi.Thác Dray Nur có nhiều hang đá lớn và muốn vào được bên trong thác thì cần phải băng qua thác nước rộng lớn đó. Cảm giác ngồi trên thuyền, lao qua dòng thác lớn để vào trong hang động, quả là một trải nghiệm thú vị phải không nào.Nếu di chuyển bằng xe máy từ trung tâm TP.Buôn Mê Thuột đi theo tuyến đường Lê Duẩn – Tố Hữu đến UBND xã Dray Sap, sau đó đi theo tỉnh lộ 682 là tới thác Dray Nur.
Nếu đi xe bus cho chuyến hành trình này thì bạn bắt xe bus số 13( Xe chạy Buôn Ma Thuột – Krông Nô) xe sẽ dừng ngay cho bạn ở cổng thác. Bạn nên đón xe ở Ngã Sáu Xe Tăng, phía đầu đường Nguyễn Tất Thành vị trí này dễ dàng cho việc chờ và đón xe
Vé thăm quan 30.000đ/người lớn + Miễn phí 1 ly cà phê. Mở cửa từ 7h đến 18h
3. THÁC VOI
Cách thành phố Đà Lạt 25 km về phía Tây Nam, tọa lại tại Gia Lâm thị Trấn Nam Ban, Huyện Lâm Hà Tỉnh Lâm Đồng, Thác Voi hay còn được nhắc đến với tên gọi khác là thác Liêng Rơwoa – một trong ba ngọn thác lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, với độ cao thác lên tới 30 mét, rộng khoảng 40 mét. Đây là một trong số ít thác còn giữ được nét hoang sơ của miền đất Tây Nguyên. Năm 2001 thác Voi đã được công nhận là di tích – thắng cảnh quốc gia. Nếu muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi rừng từ trên cao, bạn phải vượt qua 145 bậc tam cấp uốn lượn để lên tới đỉnh thác. Khi đến thác Voi, đặc biệt du khách không nên bỏ qua hành trình khám phá hang Dơi nằm dưới chân thác, sẽ là trải nghiệm thú vị tại hang nước nằm sâu 50 m so với mặt đất.Vé thăm quan 20.000đ/người lớn, Mở cừa từ 8h – 16h
Từ trung tâm thành phố Đà Lạt khách du lịch đà lạt bằng xe máy di chuyển đến đường 3/2 => đường Hoàng Văn Thụ => Làng Hoa Vạn Thành => Đi xuống đèo Tà Nung => đi thêm 25km đến thị trấn Nam Ban => tới Thác Voi bên tay phải.
4. THÁC PHÚ CƯỜNG
Thác Phú Cường thuộc huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động, có chiều cao 45m, nằm trong khu vực mỏ đá cùng tên, chung quanh là núi rừng bao phủ với khí hậu mát lạnh cùng không khí rất trong lành..
Những ai ưa mạo hiểm có thể men theo con đường mòn bên trái dưới chân thác, con đường này đi xuyên qua những đồi cỏ, xen lẫn những chiếc lá khổng lồ to bằng người, dẫn sâu vào lòng vách núi phía sau ngọn thác.
Thác Phú Cường nằm cách thành phố Pleiku chỉ 44km. Từ trung tâm thành phố đi về phía đông nam qua núi Hàm Rồng, chạy dọc theo quốc lộ 14 bạn sẽ đến với trung tâm hành chính huyện Chư Sê, từ đó rẽ trái theo quốc lộ 25 đi khoảng 5km là sẽ thấy biển báo chỉ dẫn đường vào thác.
Vé thăm quan 15.000đ/người lớn.
5. THÁC PA SỸ
Được mệnh danh là “nàng tiên” của cao nguyên Măng Đen, thác Pa Sỹ thuộc địa phận xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thành phố tầm 60km về phía Đông Bắc. Nằm trong tổng diện tích 25 hec ta thuộc khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ, Thác có chiều cao khoảng 45m, nằm ở độ cao khoảng 1.500 m so với mực nước biển.Tương truyền, thác Pa Sỷ được hình thành từ truyền thuyết 7 hồ, 3 thác có tên gốc là Pau Suh là tiếng của người dân tộc bản địa, thác được hình thành từ 3 ngọn suối lớn nhất trên đất Măng Đen gộp lại và đổ xuống thành dòng thác (Pau Suh: 3 nguồn suối chụm lại thành một dòng). Sau ngày được người kinh đọc chệch đi là Pa Sỹ.
Vé thăm quan 20.000đ/người lớn, Mở cừa từ 8h – 16h
6. THÁC ĐĂK G’LUN
Thác Đắk Glun nằm trong cánh rừng đặc dụng, được bao bọc bởi hơn 1.000ha rừng nên hệ sinh thái ở thác rất đa dạng và phong phú. Đăk G’Lun (còn gọi là thác 72) nằm trong địa phận thôn 5, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức. Thác có diện tích lưu vực 91,6ha – từ độ cao hơn 50m, dòng nước xẻ mình thành thành 2 nhánh rồi đổ xuống như mái tóc dài buông xỏa. Chiều rộng thác khoảng 15m, thác có độ dốc 90°.Bao bọc xung quanh thác là các loại cây có tán rộng và những bụi le rừng mát mẻ. Nơi đây còn có những bãi đất rộng và bằng phẳng để du khách cắm trại nghỉ qua đêm, hay để thưởng ngoạn mặt trời lên.
Theo đồng bào M’Nông sống quanh khu vực thác Đắk G’lun thì ngọn thác có từ ngàn đời nay, gắn với rất nhiều truyền thuyết dân gian, trong số đó có câu chuyện tình thủy chung của đôi trai gái người M’Nông.
Chỉ đường đi hay cách đi đến Thác Đắk G’Lun để tới thác Đăk G’lun, từ thị xã Gia Nghĩa theo quốc lộ 14 đi đến thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk G’rlấp rẽ phải đi thêm khoảng 35km. Bạn chạy theo tỉnh lộ 6 đi xã Đăk Bukso, đến ngã ba Bãi 2 rẽ trái khoảng 2km là đến đường nội bộ dẫn xuống thác.
7. THÁC PONGOUR
Thác Pongour còn được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất thác”, tọa lạc tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng cách trung tâm thành phố Đà Lạt 50 km về hướng nam trên quốc lộ 2. Thác Pongour cao khoảng 50m, và chia thành 7 tầng thác đổ. Vẻ đẹp đặc biệt của dòng thác nằm ở hệ thống các bậc đá bằng phẳng, xếp thành lớp tuy không theo bất cứ một trật tự nào nhưng đã “xé” nguồn nước thành hàng trăm dòng nhỏ, tạo thành những thảm nước tung bọt trắng xóa, hùng vĩ.Năm 2000, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận thác Pongour là Di tích lịch sử và thắng cảnh cấp quốc gia.
Dựa theo truyền thuyết, nhiều người cho rằng, Pongour vốn bắt nguồn từ tiếng của người K’ho bản địa mang nghĩa là “4 sừng tê giác”. Lý giải khác lại cho rằng, cái tên này ra đời để ghi nhớ phát hiện địa chất của người Pháp về cao lanh có trên vùng đất Đức Trọng với ý nghĩa “ông chủ vùng đất sét” hoặc “ông vua xứ Kaolin”.
Nếu đi từ Đà Lạt, bạn nên đi theo quốc lộ 20, tiếp đó đến khu vực núi Chai hay còn gọi là xóm Trung thì dừng lại để hỏi đường lên thác. Còn nếu đi ô tô thì nên đi chạy hết đường 3 tháng 4, tiếp đó chạy hết đoạn đèo Prenn, đến cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, chạy đến đoạn thị trấn Liên Nghĩa đi thêm tầm 7km nữa sẽ thấy một biển báo “Khu du lịch thác Pongour” thì rẽ vào. Cứ chạy thẳng một đoạn nữa là tới cổng mua vé vào thác.
Vé thăm quan 20.000đ/người lớn, Mở cừa từ 7h30 – 17h.
(Nguồn: Tổng Hợp)