Người Khmer tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Ngày nay, tục đi tu vẫn còn phổ biến trong người Khmer ở miền Tây Nam Bộ. Bởi vì theo họ, tu không phải để thành Phật mà để thành người, chuẩn bị cho cuộc sống tốt đẹp ở ngày mai, là một cơ hội tốt để cho họ được học chữ nghĩa, đạo lý và rèn luyện đức hạnh. Do vậy ở đồng bằng sông Cửu Long có hơn 440 ngôi chùa lớn nhỏ của người Khmer.
1. CHÙA XIÊM CÁN
Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là “sông sâu” (Kouphir Sakor Prekchrou). Chùa Xiêm Cán Tọa lạc ở TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu . DDược xây dựng vào năm 1887 có kiến trúc giống như những ngôi chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng. Chùa gồm có chánh điện, sala (giảng đường, nhà hội), tăng phòng, am, tháp cốt… được bố trí khá hài hòa.Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer, mà còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử. Hiện chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang. Người dân Khmer mỗi tháng đều đặn bốn lần đến chùa để lễ Phật, tụng kinh.
Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục của phum, sóc (làng, xã). Trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh… Đây cũng là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống.
2. CHÙA GHÔSITARAM
Tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, cách thành phố Bạc Liêu khoảng 5km. Chùa được xây dựng vào năm 1860 và được tổ chức lễ khánh lần đầu năm 1872. Sau hơn 150 năm, chùa Ghositaram xuống cấp nên Ban trụ trì chùa cho xây mới chánh điện vào cuối năm 2001. Với tổng kinh phí đầu tư trên 10 tỷ đồng từ nguồn vốn của chùa và lòng hảo tâm của Phật tử. Sau khoảng 10 năm xây dựng, chánh điện chùa được khánh thành Ngày 12-3-2010. Chùa có diện tích gần 430m2, chiều cao 36,3m, chánh điện được xây theo kiến trúc cổ kết hợp với kiến trúc hiện đại, hài hòa giữa kiến trúc truyền thống của Phật giáo Nam tông Khmer với tinh hoa văn hóa dân tộc.Chùa sở hữu Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời với kích thước dài 73 m, cao 29 m, nặng 490 tấn, đây là tượng Phật Thích Ca nằm lớn nhất Việt Nam.
3. CHÙA DƠI
Chùa Dơi hay còn có tên chùa Wathserâytêchô – Mahatup (phiên âm từ tiếng Khmer). Chùa còn có tên Mã Tộc do đọc trại từ Mahatup mà thành. Sở dĩ có cái tên đặc biệt này là vì chùa là ngôi nhà của những bầy dơi đông đúc. Ngôi chùa là không gian văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại tỉnh Sóc Trăng.Tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong, Thành phố Sóc Trăng. Chùa được khởi công xây dựng vào từ năm 1569, cách nay đã hơn 440 năm. Ban đầu, chính điện của chùa chỉ được xây dựng bằng tre lá, sau đó được xây lại bằng gạch, mái lợp ngói. Năm 1960, chùa được sửa chữa lớn ở chánh điện và cho đến khi có được vẻ khang trang đẹp đẽ như hiện nay, chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, đến năm 1999 chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
4. CHÙA CHÉN KIỂU
Chùa Chén kiểu hay gọi là Chùa Sro Lôn, được xây dựng từ năm 1815 ở Sóc Trăng. nằm ngay quốc lộ 1A nên bạn có thể dễ dàng tìm được nó. Hướng từ thành phố Sóc Trăng bến Bạc Liêu. Gần với nhà thờ Đại Tâm. Chùa có tên gọi dân gian là chùa Chén Kiểu, do những hoa văn, đường viền trang trí… trong kiến trúc chùa được lắp ghép khéo léo từ vô số mảnh vỡ của tô, chén, dĩa kiểu, kết hợp cùng những mảnh gạch men nhỏ…Ngôi chùa này còn lưu giữ 2 chiếc giường mùa đông và mùa hè của công tử Bạc Liêu. Ngoài ra bên trong còn có nhiều đồ lưu niệm khác nhau như những bộ bàn ghế gỗ quý, hay những trang phục và vật dụng cổ xưa.
5. CHÙA SOM RONG
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, thường được người dân địa phương gọi là chùa Som Rong, tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Chùa Som Rong Sóc Trăng có niên đại trên 600 năm. Ban đầu, chùa được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, cách vị trí chùa hiện tại gần 1.000 m nhưng sau này được quyên góp làm thành công trình kiến trúc đồ sộ như hiện tại. Điều khiến chùa Som Rong Sóc Trăng trở thành nơi thu hút giới trẻ chính là ngôi bảo tháp lung linh nằm trong khuôn viên chùa. Bảo tháp được xây dựng trên diện tích 100m², chiều rộng 11m, cao khoảng 25m.Chùa Som Rong cũng được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ khác với diện tích 5ha bao gồm: chánh điện, sala, nhà dành cho sư sải, và còn có thêm một thư viện sách có hơn 1.500 quyển, phục vụ cho các em học sinh, người dân và bà con Phật tử tại địa phương.
6. CHÙA ÂNG
Theo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Trà Vinh, chùa Âng gọi theo ngôn ngữ Paly là Wat Angkor Raig Borei. Chùa nằm bên quốc lộ 53, thuộc khóm 4, phường 8, thành phố Trà Vinh, cách trung tâm thành phố khoảng 5km, trong thế liên hoàn với danh thắng Ao Bà Om và Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh, tạo thành điểm đến thu hút du khách.Chùa được xây dựng từ thế kỷ X và trùng tu lại vào năm 1842, với diện tích rộng hơn 4 hecta. Đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Trà Vinh. Năm 1994 chùa vinh dự được công nhận di tích quốc gia. Tổng thể chùa bao gồm các công trình kiến trúc cổ kính như Chánh điện, Sa la, Tăng xá, Tháp… Chùa Âng là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật trang trí của văn hoá Khmer và thiết kế đầy màu sắc của văn hóa Angkor.
7. CHÙA VÀM RAY
Chùa Vàm Ray tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Dù mới được khánh thành năm 2010 nhưng chùa Vàm Ray đã góp phần tạo nên diện mạo đầy mới mẻ và hấp dẫn cho du lịch văn hóa Trà Vinh và hệ thống chùa Khmer Nam Bộ.Hiện chùa đang nắm giữ kỷ lục là ngôi chùa Khmer lớn nhất Việt Nam tới thời điểm hiện tại. Nơi đây còn là địa điểm tổ chức các lễ hội văn hóa Khmer như Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Dôlta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng).Chùa nổi bật với màu sơn thếp vàng làm chủ đạo. Theo Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Trà Vinh, kiến trúc chùa Vàm Ray đậm nét truyền thống Phật giáo Nam tông Khmer Nam Bộ. Tại đây đang lưu giữ tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn dài 54 m.
(Nguồn: Tổng Hợp)